Hệ thống làm lạnh
logo
5 stars - based on 1 reviews

Cùng với sự phát triển của cuộc sống, trong lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các thiết bị máy móc hỗ trợ là yếu tố vô cùng cần thiết để làm nên những bước tiến tạo sự thành công và hiệu quả ở mỗi lĩnh vực.

Hệ thống làm lạnh có thể nói công nghệ được ứng dụng nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu và sản xuất ở nhiều mảng khác nhau, từ nông nghiệp cho tới công nghiệp bởi nó giúp các sản phẩm cũng như dây chuyền hoạt động được ổn định và chất lượng tốt hơn.

Các nhà máy, phân xưởng quy mô, diện tích lớn nhờ hệ thống làm lạnh mới có thể đảm bảo nhiệt độ, luồng không khí trong không gian đáp ứng được yêu cầu công việc.

Vậy hệ thống làm lạnh là gì? Một số thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về hệ thống làm lạnh.

I. Hệ thống làm lạnh là gì?

Hệ thống làm lạnh là (hệ thống truyền nhiệt) tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt. Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt), ngược lại với sự truyền nhiệt tự nhiên. 

II. Vai trò của hệ thống làm lạnh

Hệ thống làm lạnh đóng vai trò điều chỉnh nhiệt độ không gian kho, nhà máy xuống đúng mức nhiệt được yêu cầu trong bảo quản. Mỗi loại sản phẩm cần dùng mức nhiệt độ bảo quản khác nhau vì thế kết cấu hệ thống lạnh cũng có những khác biệt nhằm thực hiện đúng theo nhu cầu sử dụng. Dưới đây là những thông tin cấu tạo đề cập đến một vài thiết bị quan trọng nhất trong mỗi hệ thống.

III. Cấu tạo chính của hệ thống làm lạnh

1. Máy nén

Đây là bộ phận quan trọng nhất, có thể coi như trái tim duy trì hoạt động sống của hệ thống. 

Máy nén có chức năng nén môi chất đã bay hơi ở giàn lạnh thành môi chất dạng hơi có nhiệt độ và áp suất cao, giúp giàn nóng dễ dàng hòa lỏng hơi môi chất. Ngoài ra, máy nén còn có tác dụng tuần hoàn môi chất trong hệ thống lạnh. 

Có nhiều loại máy nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc,… Các loại máy có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác khác biệt. Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Trong thiết kế và lắp đặt dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để quyết định công suất máy sử dụng.

Ở một vài kho lạnh, có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị riêng biệt để đem đến hiệu quả phối hợp tốt hơn trong hoạt động.

2. Dàn lạnh

Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt nhận vào trong quá trình này chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnh nhờ các ống xếp và cánh tản nhiệt. Tại đây, nhiệt độ thấp của giàn lạnh được dẫn ra ngoài.

Cũng giống với máy nén, dàn lạnh cũng thường được nhập khẩu và có nhiều thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu và sự lựa chọn đa dạng của khách hàng.

Các dòng máy thường chia thành model tương ứng với đó là nhiệt độ sử dụng trong nhà máy..

Dàn lạnh được lắp bên trong khu chế biến, sản xuất phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, không cần quá thẩm mỹ nhưng phải hoàn chỉnh, kiên cố.

Bên trong dàn lạnh có một số bộ phận quan trọng cần được chú ý khi lựa chọn và sử dụng máy: bức cánh dàn lạnh, quạt li tâm, điện trở xả đá,…

3. Tủ điều khiển

Tủ điều khiển có chức năng chính là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của cả hệ thống lạnh cho nhà máy, xưởng sản xuất. Với những thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của hệ thống để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.

Bên cạnh đó, tủ điều khiển cũng cần có những bộ phận để thực hiện báo hiệu cho người sử dụng khi thiết bị gặp phải trục trặc trong vận hành. 

Khi lựa chọn thiết bị sử dụng cần chú ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng có nền tảng đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.

IV. Các hệ thống làm lạnh điển hình

Điều hòa không khí là thiết bị được dùng trong hệ thống làm lạnh. Tùy vào mục đích và đặc điểm kiến trúc công trình để đưa ra phương án sử dụng bằng các hệ thống khác nhau. Điển hình như:

1. Hệ thống làm lạnh bằng nước

  • Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước.
  • Hệ thống làm lạnh bằng nước, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió.

Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như: máy lạnh trung tâm, các dàn trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng, các bơm nước, …

Nước lạnh sản xuất ra tại các máy lạnh trung tâm được cấp tới các dàn trao đổi nhiệt đặt tại các không gian điều hoà. Tại đây, nước đóng vai trò là tác nhân trao đổi nhiệt, thực hiện quá trình nhận nhiệt từ môi trường trong phòng, làm giảm (tăng) nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Sau khi thực hiện xong quá trình này, nước lại tuần hoàn về máy lạnh trung tâm và tiếp tục một chu trình mới.

Hệ thống này phù hợp với những yêu cầu điều hoà cho các không gian khác nhau có chế độ nhiệt độ – độ ẩm khác nhau.( ở mỗi không gian riêng biệt ta có thể lựa chọn một nhiệt độ – độ ẩm tuỳ thích, tuỳ thuộc vào cách khống chế tại không gian đó)

Yêu cầu về không gian lắp đặt cho hệ thống này không cao lắm. Khoảng cách giữa trần giả và đáy dầm khoảng từ 100 – 200 mm là có thể thực hiện được.

2. Hệ thống làm lạnh bằng gió

  • Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng nước.
  • Hệ thống làm lạnh bằng gió, giải nhiệt dàn ngưng bằng gió

Trong hệ thống này bao gồm các thiết bị chính như: máy lạnh trung tâm, các kênh dẫn gió và phân phối gió lạnh, thiết bị giải nhiệt dàn ngưng…

Khác với hệ thứ nhất, ở hệ này, máy lạnh trung tâm sản xuất ra gió lạnh và cấp tới các không gian điều hoà qua các kênh dẫn gió. Tại đây, gió lạnh đóng vai trò là tác nhân trao đổi nhiệt, thực hiện quá trình nhận nhiệt từ môi trường trong phòng, làm giảm (tăng) nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Sau khi thực hiện xong quá trình này, gió lạnh lại tuần hoàn về máy lạnh trung tâm qua một kênh dẫn gió khác (hoặc hồi trực tiếp về buồng máy) và tiếp tục một chu trình mới.

Có thể bạn muốn biết?








Tags: Điều hòa công nghiệp, điều hòa dân dụng, điều hòa cục bộ, điều hòa trung tâm, điều hòa Trane